THÁNH GIOAN THIÊN CHÚA

Tu sĩ (1495 – 1550)

Gioan sinh ngày 8 tháng 3 năm 1495 tại Bồ Đào nha. Cha mẹ Ngài là những người nghèo khổ nhưng đạo đức và đầy lòng bác ái. Lúc 9 tuổi Ngài bỏ nhà trốn đi, theo một nhà mạo hiểm đã khéo kích thích trí tưởng tượng của tuổi thơ. Mẹ Ngài đã qua đời sau ba tuần đau khổ vì không biết số phận của con trẻ ra sao. Còn cậu bé bi bỏ rơi, thiếu thốn mọi sự nên đành ở đợ nuôi thân.

Ngài giúp việc cho một nhà tiểu nông, hàng ngày lo đi chăn chiên, cho đến khoảng 20 tuổi. Chán với cuộc sống đều đều, Ngài đăng lính đi chiến đấu ở Phontarabia. Thật bất hạnh khi kiếp sống suy đồi của các bạn đồng ngũ đã lôi kéo Ngài tới chỗ mất cả lòng kính sợ Chúa. Nhưng Chúa đã không bỏ rơi kẻ Ngài đã chọn. Ngày kia, khi đem thức ăn cho súc vật. Gioan bị té ngựa và bị trọng thương không còn cử động và nói năng gì được nữa. Nhận biết được mối nguy đang đe dọa thân xác tâm hồn, thánh nhân khấn cầu Đức Trinh Nữ và hứa sẽ sửa mình. Nhưng khi vừa hết bịnh, Ngài lại trở về đường cũ.

Chúa quan phòng vẫn tiếp tục thể hiện tình thương bằng một hình phạt khác. Vị chỉ huy trao cho Gioan canh giữ chiến lợi phẩm. Nhưng vì bất cẩn sao đó mà chiến lợi phẩm biến mất. Gioan bị án xử giảo, bất kể mọi phân bua kêu khóc. Đến giờ hành hình, may có một cấp chỉ hy cao hơn can thiệp Ngài mới được tha với điều kiện là bị giáng cấp. Bất mãn, Gioan trở về chủ cũ và được tiếp đón niềm nở. Gia chủ còn đề nghị gả con cho Ngài nữa, nhưng Ngài đã từ chối và chỉ sống như một kẻ chăn chiên vô tội.

Mười năm sau Gioan lại đăng lính làm pháo thủ trong cuộc viễn chinh đánh phá Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến tranh kết thúc, binh đội Tây Ban nha được giải ngũ. Gioan muốn trở về quê nhà. Nhưng người cậu cho biết mẹ Ngài đã qua đời ba tuần sau ngày Ngài bỏ nhà ra đi, cha Ngài cũng mới qua đời tại một tu viện thánh Phanxicô, những lời trách móc xâu xé tấm lòng của đứa còn hoang đàng… Gioan quyết sửa những ngông cuồng của tuổi trẻ và muốn hiến thân phục vụ người nghèo khổ yếu đau.

Gioan quyết định đi Phi Châu để giúp đỡ các Kitô hữu bị bắt làm nô lệ, với hy vọng được chết vì đạo. Tới Gibraltar, Ngài gặp một nhà quí tộc bị thất sủng và phải đi đày. Cùng ông đáp tàu tới Ceuta, Ngài đã phải làm việc để kiếm tiền nuôi ông chủ chẳng may ngã bệnh và lâm cảnh cùng quẫn. Đồng thời Ngài đã vào các nhà tù, an ủi các tù nhân và săn sóc họ. Vị lãnh Chúa qua đời. Gioan nhận lệnh của một tu sĩ Phanxicô truyền phải trở lại Tây Ban Nha là nơi Thiên Chúa đã cho Ngài biết các ý định của Ngài.

Gioan trở lại Gibraltar. Ngài xin trời cao soi sáng và để nuôi thân Ngài đi bán rong giày dép và tranh ảnh, nhưng vẫn luôn lo cải hóa các tâm hồn.

Một ngày kia Ngài gặp trên đường một đứa trẻ cùng khổ đáng thương với cặp giò trần trụi bị nứt nẻ vì sỏi đá. Ngài vác nó trên vai, dừng lại nghỉ, đám trẻ chỉ cho vị ân nhân một trái lựu (Grenade) có mọc cây thánh giá và nói: – Hỡi Gioan Thiên Chúa, trái lựu (Grenade) sẽ là thánh giá của ông.

Rồi đứa trẻ biến mất. Gioan hiểu chính Chúa Giêsu là đứa trẻ Ngài đã giúp đỡ. Bây giờ Gioan đi Grenada để sống đời bác ái và thống hối. Thánh giá đầu tiên của Ngài là đã bị coi như một kẻ điên, phải chịu mọi thứ sỉ nhục và bị đối xử tàn tệ, Ngài hành hương viếng Đức Bà Guadalupê, vừa bán củi khô để sinh sống. Cuối cuộc hành hương Ngài thấy Đức Trinh Nữ cúi xuống và đặt hài nhi vào tay Ngài với y phục để bao bọc cho Ngài.

Như vậy ơn gọi của Ngài là giúp đỡ những người nghèo khổ của Chúa Giêsu Kitô. Khi qua Oropezo, Gioan đã chữa lành một phụ nữ nghèo. Trở lại Grenada với số tiền kiếm được và với những của trợ cấp, Ngài thuê một căn nhà để thu họp những người khốn khổ, cho các người yếu đau bệnh tật trú ngụ. Ban chiều, Ngài vác giỏ đi ăn xin. Với hai cái xoong trên vai Ngài la lớn :- Ai muốn hành thiện, xin tiếp tay với tôi đây ?

Ngài trở về nhà mang đầy những thực phẩm. Niềm vui cũng thật lớn lao khi Ngài dẫn về nhà vài trú nhân mới, một đứa trẻ bi bỏ rơi. Ưu tư của Ngài không ngừng lại nơi các thân thể bệnh tật. Ở đâu nghĩ là có linh hồn hư mất, Ngài liền đến cải hóa. Ngài chỉ nghĩ tới việc cứu vớt họ.

Lần nọ Ngài mang về một người hấp hối mình đầy thương tích. Khi lau rửa và cúi xuống hôn chân bệnh nhân, Ngài thấy những lỗ đinh chói sáng. Và Chúa, vì chính Ngài, nói: – Gioan đầy tớ trung tín của cha, mọi việc thiện con làm cho những người nghèo khổ, là con làm cho chính Cha. Cha đếm từng bước chân con đi và cha sẽ ân thưởng cho con.

Bệnh viện tràn ngập ánh sáng khiến cho người ta ngỡ là một đám cháy.

Ngày kia có một đám cháy thật, ở bệnh viện Hoàng gia tại Grenada, Gioan lao vào ngọn lửa mang các bệnh nhân ra ngoài, rồi trở lại kéo các bệnh nhân khác. Thật là một phép lạ, khi ra khỏi lò lửa một Ngài vẫn sống.

Trong một trận lụt, Ngài cũng thực hiện những chuyện lạ lùng như vậy.

Giám mục truyền gọi Gioan Thiên Chúa đến, mặc cho Ngài y phục và từ đó Ngài và các môn sinh vẫn mặc. Khi đó Gioan Thiên Chúa đã thiết lập một hội dòng để giúp đỡ những người yếu đau bệnh tật. Dòng sẽ lan rộng trên khắp thế giới, Ngài xây thêm một nhà thương mới. Để trả nợ, Ngài phải đi quyên tiền ở Valladelid. Nhưng có quá nhiều người nghèo vây quanh đến nỗi không đã phân phát hết số tiền quyên được. Người bạn chỉ trích, Ngài đáp lại: – Này anh, người ta tặng ban cho ở đây hay ở Grenada, cũng luôn là vì Chúa, bởi vì Thiên Chúa ở khắp nơi và trong mọi người nghèo.

Gioan tận tụy với mọi người đau khổ không phân biệt. Ngài ngã bệnh khi tổng giám mục Grenada kêu tới. Ngài đi ngay và là để nghe trách cứ vì đã nhận cả những người cứng lòng. Thánh nhân trả lời: – “Nếu con chỉ nhận những người công chính, bệnh xá của chúng con sẽ trống vắng ngay, và làm sao có thể lo lắng cho các tội nhân. Hơn nữa con nhận biết mình chưa làm tròn hết bổn phận, cũng như con hổ thẹn mà thú thực rằng trong nhà thương, Gioan Thiên Chúa là tội nhân duy nhất đã ăn của bố thí một cách vô ích”.

Nghe những lời này, vị giám mục cảm động đến rơi lệ và ca tụng Gioan. Ít lâu sau, Ngài ban các bí tích cuối cùng cho thánh nhân. Sắp chết Gioan còn thực hiện một điều lạ lùng, Ngài được biết một người thợ dệt sắp thắt cổ vì quá cực khổ, Ngài liền vội vã ra đi, tới thẳng người xấu số sắp kết liễu cuộc đời và cứu ông ra khỏi cơn tuyệt vọng .

Vào giờ phút cuối cùng, thánh nhân thú nhận ba thứ lo lắng làm se thắt lòng Ngài, là bất xứng với ơn phúc đã lãnh nhận, ưu tư cho những người nghèo mắc cỡ mà Ngài đã bỏ qua không trợ giúp được và những món nợ Ngài đã mắc phải vì các người xấu số.

Các y tá đã nhận Gioan Thiên Chúa làm thánh bảo trợ.

(daminhvn.net)

Ngày 08/03: Thánh Gioan Thiên Chúa, Tu Sĩ

 07-03-2023

https://button-share.zalo.me/share_inline?id=bf355a9f-bd0e-4a2e-85c8-dcb8a033a2b1&layout=1&color=blue&customize=false&width=70&height=20&isDesktop=true&url=https%3A%2F%2Fgiaophandalat.org%2Fphung-vu%2Fngay-0803-thanh-gioan-thien-chua-tu-si.html&d=eyJ1cmwiOiJodHRwczovL2dpYW9waGFuZGFsYXQub3JnL3BodW5nLXZ1L25nYXktMDgwMy10aGFuaC1naW9hbi10aGllbi1jaHVhLXR1LXNpLmh0bWwifQ%253D%253D&shareType=0

Ngày 8 tháng 3
THÁNH GIOAN THIÊN CHÚA
ĐẤNG SÁNG LẬP DÒNG ANH EM Y TẾ

(1495 – 1550)

I. ĐÔI HÀNG TIỂU SỬ

Thánh Gioan sinh ngày mùng 8 tháng Ba năm 1495 tại nước Bồ Đào Nha. Cha mẹ Gioan tuy nghèo khổ nhưng rất có tinh thần bác ái. Gioan là cậu bé vất vả: khi thì làm anh chăn cừu, lúc thì làm chú lính, lúc khác lại làm người thủ kho. Suốt những năm ở tuổi thanh niên, Gioan chẳng có lòng mộ đạo gì hết! Gioan và các bạn hữu của ngài đã lãng quên Thiên Chúa. Rồi khi bước vào tuổi 40, tâm hồn Gioan bắt đầu cảm thấy trống vắng. Ngài tiếc nuối về cuộc sống mà ngài đã hoang phí. Trong ngôi thánh đường, Gioan lắng nghe bài giảng của cha Gioan Avila, một vị thừa sai thánh thiện. Ấn tượng về cuộc đời của nhà truyền giáo này đã ảnh hưởng mạnh mẽ trên Gioan Thiên Chúa. Ngài bắt đầu khóc lóc nức nở. Suốt những ngày đầu, Thánh Gioan Avila đã giúp Gioan làm lại cuộc đời trong niềm hy vọng và can đảm.

Gioan Thiên Chúa thấu hiểu được sự nghèo khó
và nỗi khổ đau miên man tràn ngập cuộc sống con người.

Gioan Thiên Chúa bắt đầu sống một đời sống khác lạ. Gioan cầu nguyện và sám hối hằng ngày. Người ta cho rằng một vị giám mục đã ban tặng cho Gioan tên gọi ấy, bởi vì Gioan đã hoàn toàn thay đổi lối sống ích kỷ để thật sự trở nên giống như “Thiên Chúa.” Dần dần, Gioan Thiên Chúa thấu hiểu được sự nghèo khó và nỗi khổ đau miên man tràn ngập cuộc sống con người. Thế là Gioan bắt đầu dùng thời giờ của mình chăm sóc bệnh nhân nơi các bệnh viện và các nhà thương điên. Rồi Gioan nhận thấy thật đáng buồn là có nhiều người quá nghèo khổ không đủ khả năng để được điều trị tại bệnh viện. Ai sẽ quan tâm chăm lo cho họ đây ? Gioan quyết định, vì yêu mến Thiên Chúa, sẽ đảm nhận công việc này.

Khi 45 tuổi, Thánh Gioan Thiên Chúa tìm được một căn nhà dành để chăm sóc những người đau ốm nghèo khổ. Căn nhà trở thành một bệnh viện nhỏ nơi mọi người lâm cảnh khó khăn nghèo túng sẽ được tiếp đón ân cần. Dần dà, người ta đến giúp Gioan lập nên một hội dòng chuyên chăm lo cho những người nghèo, gọi là dòng Gioan Thiên Chúa.

Vài người hẳn đã phân vân không biết Gioan có thực thánh thiện như vẻ bên ngoài không! Lần kia, có một vị hầu tước đã cải trang làm một người hành khất. Ông đến gõ cửa nhà Gioan xin của bố thí. Gioan vui vẻ trao cho ông mọi thứ ngài có, ước tính khoảng vài đôla. Lúc đó người hầu tước không tiết lộ tông tích của mình nhưng đã ra đi trong nỗi ấn tượng sâu sắc. Ngày hôm sau, người đưa thư đến trước cửa nhà của Gioan trao cho ngài lá thư giải thích và gởi trả lại số tiền Gioan đã bố thí. Hơn thế nữa, vị hầu tước còn gởi cho ngài 150 chiếc vòng nguyệt quế bằng vàng. Mỗi sáng ông cũng cho người đến bệnh viện phát trứng, thịt và bánh mì nóng. Số lượng đủ dùng cho tất cả các bệnh nhân và các nhân viên phục vụ.

Sau thời gian chăm chỉ làm việc trong bệnh viện của mình, bản thân Gioan cũng bị đau bệnh. Năm 1550, Gioan qua đời vào đúng sinh nhật của ngài.

Ngày 21 tháng 09 năm 1630Giáo hoàng Urbanô VIII đã tuyên phong Gioan Thiên Chúa lên hàng Chân Phước

Ngày 16 tháng 10 năm 1690Giáo hoàng Alexandre VIII nâng ngài lên bậc Hiển Thánh.

Ngày 27 tháng 05 năm 1886Giáo hoàng Leo XIII tuyên phong thánh Gioan Thiên Chúa và thánh Camilo de Lellis làm bổn mạng các bệnh nhân và bệnh viện.

Ngày 28 tháng 08 năm 1930Giáo hoàng Piô XI đã long trọng đặt thánh Gioan Thiên Chúa và thánh Camilo de Lellis làm đấng phù hộ các nghiệp đoàn điều dưỡng Công giáo, cùng tất cả các nam nữ y tá trong mọi thời đại.

Ngày 06 tháng 03 năm 1940Giáo hoàng Piô XII tuyên phong thánh Gioan Thiên Chúa là bổn mạng đệ nhị thành phố GranadaTây Ban Nha [5].

II. BÀI HỌC

Cách đây gần hai ngàn năm, giữa cảnh núi rừng xứ Palestine Chúa Giêsu với vẻ mặt trang nghiêm và khả kính đã phán với các môn đệ: “Các con hãy yêu tha nhân như chính mình”. Rồi tiếp theo là những cuốn phim vô cùng linh động tái diễn lời Chúa. Thánh Gioan Thiên Chúa mà chúng ta đọc hôm nay là một trong những diễn viên xuất sắc đã thể hiện lời Chúa bằng hành động, lời nói và tư tưởng. Ngài đã sống lý tưởng yêu thương bằng cuộc đời phục vụ mọi người, phục vụ đến quên mình.

Chúng hãy bắt chước thánh Gioan dấn thân phục vụ mọi người như Chúa mong muốn. Có như thế chúng ta mới xứng đáng là Con Thiên Chúa như thánh Gioan

Phục vụ không bao giờ là một mất mát. Người ta có thể mất thì giờ, tiền của, sức khỏe, mất cả sự sống, nhưng không bao giờ người ta đánh mất chính mình vì phục vụ. Trái lại, như ngọn lửa càng trao ban thì càng cháy sáng. Cũng thế, càng trao ban, càng mất mát, con người càng gặp lại chính bản thân, con người càng lớn lên.

Chính Chúa Giêsu đã dạy và chứng minh chân lý ấy. Cả cuộc sống của Ngài là một tiêu hao mất mát cho đến cùng. Nhưng Ngài bảo rằng giờ phút vinh hiển của Chúa Cha và của Ngài chính là giờ phút Ngài chịu treo trên Thập giá.

Những người biệt phái, các nhà lãnh đạo Do Thái giáo tưởng đã đạt được thắng lợi khi loại trừ được Ngài, nhưng đó cũng chính là giây phút mà hận thù đã giết chết chính tâm hỗn họ, họ đã đánh mất chính bản thân.

Đối với Chúa Giêsu thì ngược lại, khi Ngài bị treo lên, bị tước đoạt tất cả, ngay cả sự sống, thì đó là chính lúc Ngài hiển trị. Tình yêu và khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa đã được tỏ hiện qua cái chết của Chúa Giêsu. Giá trị và sự chiến thắng của một con người lý tưởng đã được bày tỏ qua cái chết ấy.

Đó là nghịch lý mà người tín hữu Kitô chúng ta đang được mời gọi để đeo đuổi. Đó là con đường đích thực và duy nhất để trở thành một con người thành toàn mà chúng ta được mời gọi để đi theo. Mất mát để gặp lại bản thân, nhỏ bé lại để được lớn lên, chết đi để được sống mãi, cho đi tất cả để được giàu sang.

Một buổi sáng nọ, toàn thể dân làng ngạc nhiên vì không hiểu từ đâu mà một hòn đá to rơi xuống chắn ngang con đường cái xuyên qua làng. Họ ngạc nhiên và bàn tán với nhau, mỗi người đưa ra một giả thuyết. Tựu trung, đây có thể là âm mưu phá hoại của kẻ thù.

Anh chạy xe ba bánh vội đưa khách ra chợ, và nhờ xe nhỏ nên có thể lách qua một bên được dễ dàng.

Rồi đến anh tài xế xe đò đưa khách lên tỉnh, tới chỗ có tảng đá to chắn ngang, tuy phải dừng lại chút xíu nhưng anh cũng tìm được cách, là cho xe vượt lên lề đường để đi qua.

Người thứ ba gặp tảng đá chắn đường là tài xế xe vận tải. Nhìn ra vết xe leo lề của anh xe đò, chẳng buồn dừng lại anh vận tải chú tâm cho xe mình cũng leo lề chầm chậm chạy qua.

Rồi nhiều xe khác cũng lần lượt leo lề, không ai còn để ý gì đến tảng đá to nữa.

Cuối cùng đến phiên anh nông phu dắt trâu ra đồng. Nhìn thấy tảng đá to nằm chắn ngang cản trở lưu thông, anh dừng lại rồi tìm thế cột dây vào tảng đá với con trâu, và thúc trâu kéo lệch sang bên rồi từ từ cho trâu kéo luôn tảng đá xuống con kênh cạnh đó. Khi tảng đá bị kéo qua rồi, anh nông phu nhìn thấy một cái túi nằm lún dưới mặt đất nơi tảng đá trước đó nằm đè lên. Tò mò, anh lượm chiếc túi lên mở ra thì bất ngờ, anh thấy có nhiều khối vàng rực sáng trong túi, anh không ngờ là mình bỗng nhiên được may mắn như vậy.

Tin đồn anh nông phu nhặt được vàng dưới tảng đá lan thật nhanh ở làng. Ai cũng hối tiếc vì đã bỏ lỡ dịp may. Hồi sáng họ đã bực mình, nhưng không ai có sáng kiến đẩy tảng đá sang một bên. Họ thèm thuồng, tiếc rẻ những khối vàng lá và bảo nhau: “Phải chi hồi sáng tôi biết, tôi đẩy tảng đá ra là tôi giàu to rồi”

Nhiều người hoạt động vì lợi lộc hay vì danh vọng nào đó, ít ai chịu hy sinh để phục vụ anh em, để làm một việc tốt trong âm thầm không vụ lợi. Khi đối diện một nhu cầu, một việc tốt cần đến thì người ta tránh né phủi tay. Nhưng lại ghen tị với người được kính trọng và hy sinh làm việc phục vụ tốt. Mọi hành động hy sinh phục vụ anh chị em đều sinh ích lợi, ích lợc cho người thực hiện, không phải ích lợi vật chất nhưng có niềm vui tinh thần khôn tả.

Lạy Chúa, trong ánh sáng vinh hiển Phục sinh, xin cho chúng con nhận ra giá trị đích thực của những hy sinh mất mát mà Chúa đã quảng đại trao ban cho chúng con. Xin cho chúng con chỉ biết có một sự giàu sang, đó là được yêu thương, mất mát vì lòng mến Chúa và yêu thương tha nhân.

Giáo Phận Đà Lạt.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: