TĐCTT Hành Hương Truyền Giáo – Ánh Sáng Muân Dân: Tổng Quan Các Huấn Thư của Thánh Phaolô

  • “Các con là chứng nhân về những điều ấy” (Luca 24:48)
    Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Hiệp thông Tham gia Truyền giáo 2023
    Từ năm 2021 cho đến năm 2024, Giáo Hội đã và đang theo chiều hướng “Hiệp thông tham gia truyền giáo với Giáo Hội đồng hành”.Nhóm TĐCTT chúng ta chẳng những theo chiều hướng này của Giáo Hội khi chọn chủ đề cho các Khóa LTXC 2023, mà còn thực hiện chuyến hành hương theo chiều hướng này nữa, như đã dự định từ lâu, không ngờ lại trùng hợp với Giáo Hội,đó là chuyến Hành Hương Truyền Giáo chủ đề “Ánh Sáng Muôn Dân”, đúng như Lời Chúa phán với vị Tông đồ Dân ngoại Phaolô: “Ta sẽ đặt con làm ánh sáng muôn dân, để con mang ơn cứu độ của Ta cho đến tận cùng thế giới” (Tông Vụ 13:47).

    Vị Tông đồ Dân ngoại Phaolô này đã thực sự trở thành “ánh sáng muôn dân”, ngoại trừ dân Do Thái là thành phần luôn theo bám ngài và làm khốn ngài;và “muôn dân” bao gồm toàn thể “các dân nước” (Mathêu 28:19), trong đó có VNphải biết ơn ngài và nếu được nên theo bước chân truyền giáo của ngài,ở những nơi ngài đi qua trong 3 chuyến truyền giáo của ngài, nhất là theo ngài ở kiến thức mạc khải Kitô giáo được ngài huấn dụ các cộng đoàn tiên khởi.
    Để tiếp theo tài liệu về Hành Trình Truyền Giáo của ngài, như em đã phổ biến hôm Thứ Bảy đầu tháng ngày 6/5/2023, hôm nay, Ngày 13/5/2023, Thứ bảy Lễ Đức Mẹ Fatima, em xin quí TĐCTT theo dõi tiếp “ánh sáng muôn dân” là Thánh Phaolô của dân ngoại chúng ta qua bài Tổng Quan về Nội Dung các Huấn Thư của Thánh Phaolô ở cuối email này.                                                                                                                                                 
    Xin Thánh Phaolô Tông đồ Dân ngoại chuyển cầu cho Nhóm TĐCTT Việt Nam chúng ta cũng theo vế chân truyền giáo của ngài,chẳng những ở chuyến hành hương 2023, ở việc nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động truyền giáo của ngài, mà còn ở cuộc đời Sống Thánh Chứng Nhân của chúng ta nữa.
    em tĩnh

    ĐÔI NÉT VỀ CÁC THƯ THÁNH PHAOLÔ Ngay từ đầu, truyền thống Kitô giáo đã nhìn nhận thánh Phaolô là tác giả của 14 trong số 21 thư Tân Ước (kể cả thư Dt) và trở thành tác giả viết nhiều tác phẩm Tân Ước nhất. I. THƯ TÍN TÂN ƯỚC1. Phân loại Trong thế giới Hy-La thời ấy, “thư” có 2 hình thức: Lettera (letter, lettre), thư thường: mang tính cá nhân, viết cho người thân, bạn bè, buôn bán làm ăn… văn phong tự do, thân mật. Epistola (epistle, éptre), thư luận đề: là tiểu phẩm nặng tính văn chương, gửi tới các nhân vật quan trọng hay để thảo luận với bạn bè. Nội dung dành để phổ biến rộng, có thể là một khảo luận về những chủ đề đăc biệt. Các tác phẩm của Thánh Phaolô mang đăc tính của cả hai loại trên: mang tính thân mật qua cách chào hỏi, khuyên bảo… (lettera); đồng thời cũng có những giáo huấn, tranh luận, biện bác (epistola). Tất cả các thư của thánh Phaolô đều được viết do hoàn cảnh, do nhu cầu tín hữu đặt ra. Đó không phải là những tiểu luận thần học, mà là những câu giải đáp cho những hoàn cảnh cụ thể. Các thư này không hoàn toàn riêng tư, cũng không phải thuần tuý văn chương. Đó là những bài thuyết trình dành cho các độc giả cụ thể, rồi qua họ dành cho mọi Kitô hữu. Nội dung các thư bao gồm những điểm giáo lý căn bản xoay quanh trục Đức Kitô đã chết và sống lại để cứu độ nhân loại, nhằm mục đích huấn luyện các tín hữu, củng cố đức tin, sửa chữa những sai lầm yếu đuối. Các thư đưa ra hướng giải quyết những vấn đề do các cộng đoàn gây ra, chống lại những người truyền bá giáo lý sai lạc. Qua các thư của thánh Phaolô, người ta nhận thấy tư tưởng của Người đã phát triển theo đường hướng liên tục, nhưng phát triển thực sự dưới sự thúc đẩy của Thần Khí, Đấng hướng dẫn Người hoạt động Tông đồ. 2. Cấu trúc                              Nhìn chung các thư thánh Phaolô có cấu trúc gồm 4 phần. a. Mở đầu Công thức mở đầu thư gọi là Praescriptio: một câu gồm danh tánh người gửi, địa chỉ người nhận thư, và một lời chào vắn tắt. Chẳng hạn Cv 23,26: ”Clauđiô Lyxia trân trọng chào ngài tổng trấn Phêlích đáng kính”. Hoặc: Cv 15,26: ”Anh em Tông đồ và kỳ mục chúng tôi gởi lời chào anh em gốc dân ngoại tại Antiôchia, tại miền Syria và Cilicia”. Các thư trong Tân Ước không theo sát hình thức thư tín của Hy-La. Các thư của thánh Phaolô, 1 và 2 Pr, 2 Ga và Gđ gồm hai câu: 1) Câu thứ nhất nêu danh tánh người gửi (Superscriptio): tên tác giả, có khi kèm theo một yếu tố xác định rõ hơn (1 và 2 Tx, Tt 1); và nêu danh tánh người nhận thư (Adscriptio): tên riêng, có khi thêm vào một vài tước hiệu hoặc danh xưng(x. 1 và 2 Tx, 1 và 2 Cr, Gl). 2) Câu thứ hai là lời chào chúc (Salutario) theo kiểu Do-thái trong bầu khí Kitô giáo như “bình an” eirènè hay Shalôm, “kính chào”, khairein hay Ave. Tuy nhiên các thư thánh Phaolô thuờng tồng hợp nhiều thứ như “ân sủng”, “bình an”, “tình thương” (x. 1 Cr 1,3; 2 Cr 1,2; Ep 1,2).Trong các thư của thánh Phaolô (1, 2 Tx; Gl; 1, 2 Cr; Pl; Cl; Plm), chúng ta nhận thấy ngoài danh tánh của thánh Phaolô, còn kể thêm nhiều người gửi khác. Đó là điều hiếm thấy trong các thư ngoài xã hội. b. Lời tạ ơnTác giả tri ân vì lý do đặc biệt. Trong các thư thánh Phaolô, có khi là lời tạ ơn dài (1 Tx), có khi là vinh tụng ca dài (2 Cr 1,3-11), có khi gộp cả 2 yếu tố (Ep 1,3-23).
     c. Thân thư: Sứ điệp hay chủ đề của thưCác thư của thánh Phaolô thường gồm hai phần: đạo lý và luân lý; nêu cơ hội hay lý do viết thư (Pl 1,4; 2 Tm 1,4; Plm 7); trình bày sứ điệp; tóm tắt những điểm chính và hẹn hò (Rm 15,14.22; Plm 21-22; 1Cr 16,5.13; 2Cr 13,10-11).
     d. Kết thư: Lời chào từ biệt.Cuối thư tân ươc thường là những lời dặn bảo và từ biệt. Nếu thánh Phaolô đọc cho thư ký viết, thì Người cầm bút viết ít chữ (x. 1 Cr 16,21; Cl 4,18; 2 Tx 3,17) và bằng chữ hoa (Gl 6,11). Có khi kèm lời chào của các cộng sự viên (Pl 4,21-22; Tt 3,15). Kết thúc luôn là lời chúc tụng hay vinh tụng ca (Rm 16,25-27; Pl 4,20).
     3. Cách soạn thảo thưThời xưa, người ta có thể sử dụng bốn cách để soạn thư từ:
    a. Chính người gửi tự tay viết, ví dụ như thư ngài gửi cho Philemon.b. Người gửi đọc từng lời cho thư ký viết (x. 1Cr 16,21; Cl 4,18; 2Tx 3,17; Gl 6,11).c. Người gửi nói ý nghĩa, nội dung bức thư cho thư ký, rồi người này soạn và viết, ví dụ thư Colosê, vì có văn phong khác với các thư được coi là xác thực của Phaolô.d. Người gửi trao toàn quyền cho thư ký hay một ai đó viết thư nhân danh người gửi. 4. Thứ tự các thư Phaolô a. Theo quy điểnBản dịch Vulgata sắp xếp các thư thánh Phaolô theo thứ tự độ dài, vắn, tập thể trước cá nhân sau:
    Rôma, 1 và 2 Côrintô, Ga-lát, Êphêsô, Philípphê, Côlôsê, 1 và 2 Thessalônica, 1 và 2 Timôthê, Titô, Philêmôn. b. Theo thời gianNămNgười nhậnNơi viết51-5254-555657Lễ VQ 57Mùa thu 57Mùa đông 5761-6365671 và 2 ThessalônicaGalátPhilípphê (?)Philêmôn (?)1 Côrintô2 CôrintôRômaPhilípphê (?)CôlôsêÊphêsôPhilêmôn (?)1 Timôthê (?)Titô (?)2 Timôthê (?)CôrintôÊphêsôÊphêsôÊphêsôÊphêsôMakêđôniaCôrintôRômaRômaRômaRômaRômaRômaRôma 5. Phân loại các thư Phaolô a. Theo tính xác thực– Các thư do chính thánh Phaolô viết: 1 Tx, Gl, Pl, 1 và 2 Cr, Rm, Plm.– Các thư do thánh Phaolô soạn, nhưng bị nghi ngờ: 2 Tx, Cl, Ep.– Các thư bị coi là mạo danh: 1 và 2 Tm, Tt. b. Theo sự kiện hoặc nội dung– Các thư ”lớn”: Rm, 1 và 2 Cr, Gl, xét về mặt giáo lý, văn chương và nhất là mang đậm nét riêng của thánh Phaolô. Viết trong chuyến truyền giáo III (53-58).
    – Các thư ”ngục tù”: Plm, Cl, Pl, Ep, viết trong thời gian bị cầm tù lần I tại Rôma (61-63).
    – Các thư ”mục vụ”: 1 và 2 Tm, Tt. 1 Tm và Tt viết sau khi được tự do (năm 65), còn 2 Tm, thì viết trong lần bị cầm tù thư II tại Rôma trước khi chịu tử đạo (66/67). Các thư này gọi là mục vụ vì nhằm trợ giúp 2 môn đệ của thánh Phaolô trong việc mục vụ và cai quản cộng đoàn.
     Sự sắp xếp các thư thánh Phaolô như hiện có thì không theo niên biểu mà theo tiêu chuẩn là: các thư viết cho cộng đoàn thì xếp truớc thư gửi cá nhân, thư dài xếp truớc thư ngắn (trừ trường hợp thư Dt vì có nghi ngờ về tác giả ngay từ đầu, vì thế xếp cuối cùng).https://catechesis.net/dan-nhap-cac-thu-thanh-phaolo/— 
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups “Tông Đồ Chúa Tình Thương” group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to LTXC-TDCTT+unsubscribe@googlegroups.com.
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/LTXC-TDCTT/CAKivYHq%2BRWLfJfQA1g1FRwU1H0-pn7fzFLGCcKnDbgMdMne3vQ%40mail.gmail.com.
    For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.

    Leave a Reply

    Fill in your details below or click an icon to log in:

    WordPress.com Logo

    You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

    Facebook photo

    You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

    Connecting to %s

    %d bloggers like this: