Thánh Bêđa Khả Kính, Linh Mục, Tiến sĩ Hội Thánh

25/05/2023

Tháng

Thánh Bêđa Khả Kính, linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh

1. CUỘC ĐỜI CỦA THÁNH BÊĐA

Thánh nhân sinh năm 673 hay là 674. Tên Bêđa theo từ ngữ Saxon có nghĩa là cầu nguyện. Cuộc sống của Ngài rất gương mẫu nên người ta thêm vào cho Ngài biệt danh Vênêrabilê có nghĩa là khả kính. Lên bảy tuổi Ngài bị mồ côi cha mẹ và được giao phó cho tu viện trưởng Bênêdictô Biscop săn sóc giáo dục. Lúc 18 tuổi Ngài được thụ phong chức phó tế và năm 702 hay 703 tức là lúc 29 tuổi Ngài được thụ phong linh mục.

Cuộc sống của Ngài trong tu viện rất cực nhọc. Chúng ta có thể tóm lược cuộc sống ấy bằng chính lời Ngài: – “Tôi đã sống trọn đời nỗ lực học hỏi kinh thánh và trong khi tuân thủ luật dòng cũng như bổn phận hàng ngày và hát thánh ca tại Nhà thờ, tôi sung sướng được học hành, dạy dỗ và viết lách”.

Đây quả là tổng hợp chính xác trọn cuộc sống của thánh Bêđa, Ngài rất ít rời bỏ nhà dòng. Chúng ta chỉ nghe biết có hai chuyện du hành của Ngài. Một lần Ngài đi thu tập tài liệu về đời thánh Cuthbert, Ngài ở lại Lindisfanne và từ đó đến viếng Farne Islanol để khảo sát những di tích trong căn phòng của vị thánh. Một lần khác, Ngài đến York để thăm Đức tổng Giám mục Egbert, và để quan sát các trường học nổi tiếng ở đó.

Dạy học, thánh Bêđa tỏ ra là một bậc thầy lỗi lạc. Ngài không quan tâm suy tư và ao ước được nổi bật. Tài năng của Ngài là cố gắng không cùng để tự đào luyện mình rồi truyền thông không phải chỉ có những gì mình đã học mà còn cả cảm thức về giá trị của điều đã được hiểu biết, đặt tầm quan trọng của việc giảng dạy. Tuy nhiên chúng ta không thể nói nhiều về điểm này. Các sách đủ loại Ngài viết đều là kiểu mẫu trong việc trưng dẫn các tài liệu. Chính cách trình bày cẩn thận và điều độ và gắng để được chính xác và đúng đắn làm cho các sách ấy có thế giá. Các tác phẩm của thánh Bêđa có thể xếp thành ba loại. Các bút tích về thần học của Ngài chính yếu gồm những phần dẫn giải thánh kinh của một thầy dạy phần lớn dựa trên các sách giáo phụ Tây phương. Dầu thiếu sự độc sáng trong cách trình bày, nhưng những dẫn giải của thánh Bêđa ngày nay còn là phương tiện tốt đẹp nhất để hiểu về các giáo phụ.

Các tác phẩm về khoa học của Ngài một phần là những giải thích cổ truyền về các hiện tượng tự nhiên, một phần bàn về niên lịch và cách tính của Đông phương. Cách tính niên lịch của Ngài kể từ thời Chúa Giêsu Giáng sinh đã được Kitô giáo Tây phương chấp nhận rộng rãi hơn cả.

Các tác phẩm về lịch sử của thánh nhân có lẽ ngày nay được nhớ tới nhiều hơn hết. Cuốn “Lịch sử Giáo hội của dân Anh” là một trong những tác phẩm quan trọng nhất về lịch sử về thời đầu Trung cổ. Ngài đã viết cách khách quan và phê phán cách quân bình, dựa trên những tài liệu và nhân chứng đáng tin cậy, Ngài cũng viết một tiểu sử về các tu viện ở Wearmonth và thơ văn về cuộc đời thánh Cuthbert.

Kể từ năm 679, Ngài ở hai tu viện Wearmonth và Jarrow, chăm chú thi hành bổn phận thuộc đời sống tu trì và vẫn không ngừng viết lách và dạy học. Lời kinh ở cuối cuốn “Lịch sử Giáo hội” trình bày lý tưởng của Ngài: – “Lạy Chúa Giêsu nhân từ, con khẩn cầu Chúa, khi đã cho con được vui hưởng những lời khôn ngoan của Chúa thì xin Chúa cho con một ngày kia được đến gần bên thánh nhan Chúa”.

Đương thời, không ai nghi ngờ sự thánh thiện của thánh nhân, nhưng Ngài đã không làm một phép lạ, không được một thị kiến và không mở ra một đường lối tu đức mới mẻ nào. Mùa hè năm 735 vào tuổi 63, sức khỏe suy giảm, Ngài còn bị đau khổ bị bệnh suyễn. Dầu vậy, Ngài vẫn làm việc đến giây phút cuối cùng, đọc cho thầy thơ ký hoàn tất cuốn sách Chú giải Phúc âm thánh Gioan và 48 giờ cuối cùng trên giường bệnh. Đúng ngày lễ Thăng thiên 27 tháng 5 năm 735, thánh Beda từ trần.( Theo Internet)

2. SỰ NGHIỆP

Đây là một đan sĩ thánh thiện, một học giả uyên bác thời kỳ đầu Trung cổ. Ngài say mê nghiên cứu Kinh Thánh và tổng hợp các giai đoạn lịch sử. Ngài được xem là “bậc thầy của các nhà sử học Anh Quốc.” Đức Bênêđictô XVI dành buổi tiếp kiến chung ngày 18 tháng 02 năm 2009 để giới thiệu những giáo huấn nổi bật nhất của thánh Bêđa.

Xin được trích thêm những điểm nổi bật.

Đức Thánh cha nói: “Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cuộc đời và giáo huấn của thánh Bêđa Khả Kính. Thánh nhân chào đời ở vùng Northumbria, Đông Bắc Anh quốc, khoảng năm 672 (673). Chính thánh nhân kể lại cuộc đời của ngài như sau: khi được bảy tuổi, thì cha mẹ trao gởi cho vị viện phụ của một đan viện Biển Đức gần đó, để được dạy dỗ, giáo dục và “từ đó về sau cứ sống trong đan viện.” Thánh nhân hồi tưởng lại: “Tôi đã dấn thân hết mình cho việc học hỏi, nghiên cứu Kinh Thánh; trong khi tuân giữ kỷ luật đan viện và đảm trách việc xướng hát mỗi ngày trong nguyện đường, tôi vẫn luôn ham thích học hành, giảng dạy và viết lách.”

Thật vậy, thánh Bêđa đã trở thành một trong những học giả uyên bác nhất thời kỳ đầu Trung Cổ, vì ngài có cơ hội tiếp cận và sử dụng rất nhiều bản chép tay quý giá, do các vị viện phụ mang về sau những chuyến đi đại lục và Rôma. Việc giảng dạy, cộng với tiếng tăm của các bài viết là những điều kiện thuận lợi để Bêđa kết liên bạn hữu với nhiều nhân vật quan trọng trong thời đại của ngài. Họ khích lệ thánh nhân kiên trì làm việc, nhờ thế, nhiều người sẽ hưởng lợi. Khi Bêđa ngã bệnh, ngài vẫn không ngừng làm việc, luôn giữ được niềm hoan lạc nội tâm, thể hiện qua những lời cầu nguyện và bài hát. Ngài khép lại tác phẩm quan trọng nhất của mình “Historia Ecclesiastica gentis Anglorum” với một lời khẩn nguyện tha thiết như sau: “Lạy Chúa Giêsu Nhân Từ, những ai Chúa đã cho hưởng nếm lời chân lý mang lại sự hiểu biết về Chúa, thì, vì lòng nhân hậu vô biên, xin cũng cho họ một ngày kia được đến bên Chúa, là nguồn mạch mọi sự Khôn Ngoan, và được diện kiến Thánh Nhan Ngài mãi mãi”. Thánh Bêđa qua đời ngày 26 tháng 05 năm 737, đó là ngày lễ Chúa Thăng Thiên.

Kinh Thánh chính là nguồn mạch chính yếu cho những suy tư thần học của thánh Bêđa. Ngài nghiên cứu, phê bình bản văn (có một bản sao của quyển Vulgata chép tay rất lớn mà thánh nhân đã làm việc trên đó, vẫn còn để lại cho chúng ta hôm nay) rồi chú giải Kinh Thánh, diễn giải lời Kinh Thánh dựa trên nền tảng Kitô học, liên kết hai điểm sau đây:

– (1) thánh nhân cố gắng tìm hiểu, lắng nghe, để xem chính xác bản văn muốn nói điều gì. Ngài luôn cố gắng học và hiểu chính bản văn.

– (2) thánh nhân cho rằng chìa khoá để hiểu Kinh Thánh là hãy xem Kinh Thánh như lời duy nhất của Thiên Chúa, là chính Đức Kitô.

Chúng ta hãy cầu nguyện, để ngày nay, có nhiều nhân vật lẫy lừng như hình tượng thánh Bêđa, giúp cho toàn thể châu lục này được hiệp nhất với nhau. Hãy cầu nguyện để chính chúng ta biết sẵn sàng tái khám phá những cội rễ chung, ngõ hầu có thể trở thành những người xây dựng một châu Âu vừa rất nhân văn vừa đậm chất Kitô giáo.

Chính thánh Beđa kể cho chúng ta biết mọi điều về cuộc đời thơ ấu của Ngài. Trong vài câu thêm vào cuốn lịch sử Giáo hội, thánh nhân sinh năm 673 hay là 674. Tên Bêđa theo từ ngữ Saxon có nghĩa là cầu nguyện. Cuộc sống của Ngài rất gương mẫu nên người ta thêm cho Ngài biệt danh Vênêrabilê có nghĩa là khả kính. Lên bảy tuổi Ngài bị mồ côi cha mẹ và được giao phó cho tu viện trưởng Bênêdictô Biscop săn sóc giáo dục. Lúc 18 tuổi Ngài được thụ phong chức phó tế và năm 702 hay 703 tức là lúc 29 tuổi Ngài được thụ phong linh mục.

Cuộc sống của Ngài trong tu viện rất cực nhọc. Chúng ta có thể tóm lược cuộc sống ấy bằng chính lời Ngài: – “Tôi đã sống trọn đời nỗ lực học hỏi kinh thánh và trong khi tuân thủ luật dòng cũng như bổn phận hàng ngày và hát thánh ca tại nhà thờ, tôi sung sứơng được học hành, dạy dỗ và viết lách”.

Đây quả là tổng hợp chính xác trọn cuộc sống của thánh Bêđa, Ngài rất ít rời bỏ nhà dòng. Chúng ta chỉ nghe biết có hai chuyện du hành của Ngài. Một lần Ngài đi thu tập tài liệu về đời thánh Cuthbert, Ngài ở lại Lindisfanne và từ đó đến viếng Farne Islanol để khảo sát những di tích trong căn phòng của vị thánh. Một lần khác, Ngài đến York để thăm Đức tổng giám mục Egbert, và để quan sát các trường học nổi tiếng ở đó.

Dạy học, thánh Bêna tỏ ra là một bậc thầy lỗi lac. Ngài không quan tâm suy tư và ao ước được nổi bật. Tài năng của Ngài là cố gắng không cùng để tự đào luyện mình rồi truyền thông không phải chỉ có những gì mình đã học mà còn cả cảm thức về giá trị của điều đã được hiểu biết, đặt tầm quan trọng của việc giảng dạy. Tuy nhiên chúng ta không thể nói nhiều về điểm này. Nhưng các sách đủ loại Ngài viết đều là kiểu mẫu trong việc trưng dẫn các tài liệu. Chính cách trình bày cẩn thận và điều độ và gắng để được chính xác và đúng đắn làm cho các sách ấy có thế giá. Các tác phẩm của thánh Bêda có thể xếp thành ba loại. Các bút tích về thần học của Ngài chính yếu gồm những phần dẫn giải thánh kinh của một thầy dạy phần lớn dựa trên các sách giáo phụ Tây phương. Dầu thiếu sự độc sáng trong cách trình bày, nhưng những dẫn giải của thánh Bêda ngày nay còn là phương tiện tốt đẹp nhất để hiểu về các giáo phụ.

Các tác phẩm về khoa học của Ngài một phần là những giải thích cổ truyền về các hiện tượng tự nhiên, một phần bàn về niên lịch và cách tính của Đông phương. Cách tính niên lịch của Ngài kể từ thời Chúa Giêsu Giáng sinh đã được Kitô giáo Tây phương chấp nhận rộng rãi hơn cả.

Các tác phẩm về lịch sử của thánh nhân có lẽ ngày nay được nhớ tới nhiều hơn hết. Cuốn “Lịch sử Giáo hội của dân Anh” là một trong những tác phẩm quan trọng nhất về lịch sử về thời đầu Trung cổ. Ngài đã viết cách khách quan và phê phán cách quân bình, dựa trên những tài liệu và nhân chứng đáng tin cậy, Ngài cũng viết một tiểu sữ về các tu viện ở Wearmonth và thơ văn về cuộc đời thánh Cuthbert.

Kể từ năm 679, Ngài ở hai tu viện Wearmonth và Jarrow, chăm chú thi hành bổn phận thuộc đời sống tu trì và vẫn không ngừng viết lách và dạy học. Lời kinh ở cuối cuốn “Lịch sử Giáo hội” trình bày lý tưởng của Ngài: – “Lạy Chúa Giêsu nhân từ, con khẩn cầu Chúa, khi đã cho con được vui hưởng những lời khôn ngoan của Chúa thì xin Chúa cho con một ngày kia được đến gần bên thánh nhan Chúa”.

Đương thời, không ai nghi ngờ sự thánh thiện của thánh nhân, nhưng Ngài đã không làm một phép lạ, không được một thị kiến và không mở ra một đường lối tu đức mới mẻ nào. Mùa hè năm 735 vào tuổi 63, sức khỏe suy giảm, Ngài còn bị đau khổ bị bệnh suyễn. Dầu vậy, Ngài vẫn làm việc đến giây phút cuối cùng, đọc cho thầy thơ ký hoàn tất cuốn sách Chú giải Phúc âm thánh Gioan và 48 giờ cuối cùng trên giường bệnh. Đúng ngày lễ Thăng thiên 27 tháng 5 năm 735, thánh Beda từ trần.

*********************

Ngày 25 tháng 5: Giáo hoàng Grêgôriô VII

25/05/2023

Tháng 5

Giáo hoàng Grêgôriô VII
(1028-1085)

1. ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ

Thánh Grêgôriô hay là Hildebrand theo tên rửa tội, sinh khoảng năm 1028. Gia đình Ngài không thuộc dòng tộc quí phái và có dòng máu Do thái. Thấy con mình thông minh lại hiếu học, thân phụ thánh nhân gởi Ngài tới thụ huấn với người chú là Tu viện trưởng Đức Bà Maria ở Aventin, Hildebrand đã trở thành một tu sĩ dòng Bênêđictô.

Tuy nhiên khả năng đặc biệt của Ngài đã sớm kéo Ngài ra khỏi hàng rào tu viện để phục vụ tại giáo triều. Lịch sử kể lại khi Đức Lêô IX mới đắc cử giáo hoàng, trên đường về nhận chức, ghé qua Cluny và dẫn theo thầy dòng trẻ tuổi Hildebrand để làm cố vấn cho mình. Đức giáo hoàng đã trao cho Ngài điều khiển tu viện thánh Phaolô và đặt làm hồng y. Đức giáo hoàng Leo IX là vị tiên khởi trong cuộc cải cách mang tên “Grêgôriô”, danh hiệu dựa vào khuôn mặt sáng giá nhất cuộc cải cách này, nhưng chính đức Leo là người khởi xướng.

Sau khi được Đức Lêô IX đề cử, Hildebrand đã có ảnh hưởng lớn lao trong nhiều triều đại liên tiếp. Khi được cử làm đặc sứ tại Pháp Đức Hồng y Hildebrand, đã chống lại nhiều tập tục xấu. Trong hội đồng họp ở thành Tour, Ngài đã buộc Berenger từ bỏ những lầm lạc của mình. Chính Ngài đã giữ phần quyết định trong cuộc tranh luận về bí tích Thánh Thể giữa Lanfranc và Berenger. Ngài ủng hộ giáo thuyết về sự biến thể của Lanfranc nhưng cũng giảm bớt sức đối kháng để trình bày cách mầu nhiệm hơn.

Dưới ảnh hưởng của Đức hồng y Hildebrand, chức giáo hoàng ngày càng nghịch với hoàng đế hơn. Và những gì phải đến đã đến: Một liên minh nhiều nhà cai trị ở miền nam nước Ý ra đời để chống lại các Hoàng đế nhà Hohenstanen. Đức giáo hoàng nâng đỡ phong trào quần chúng chống lại hoàng đế ở Milanô nhưng tâm điểm đường lối chính trị của tòa thánh được diễn tả trong việc chọn lựa Đức Giáo hoàng, dành riêng cho hồng y đoàn. Nói cách khác, ảnh hưởng của hoàng để bị rút lại, nếu không nói là bị hủy bỏ. Năm 1073 dưới ảnh hưởng đã trở nên lớn mạnh, Đức Hồng y Hildebrand đắc cử giáo hoàng với hiệu Grêgôriô VII.

Tình hình Giáo hội lúc này thật đáng buồn với nhiều thảm trạng đang diễn ra. Đích thân giáo hoàng thấy rõ những điều đó. Sống khắc khổ như một thầy dòng, Ngài đã sáng ngời như mặt trời chiếu dãi vào ngôi nhà Giáo hội. Đầy uy quyền trong lời nói và việc làm, Ngài đã nỗ lực tái lập việc truyền bá đức tin, diệt trừ các lỗi lầm nhanh đến kỷ lục và trong việc chống lại hoàng đế Henry IV nước Đức, Ngài đã được được sự ủng hộ hoàn toàn. Lý do vì ông hoàng này ham mê khoái lạc và tham lam, đã dám bán quyền Giám mục và các chức vụ trong Giáo hội cho những người bất xứng.

Năm 1075, Đức Grêgôriô VII đã tuyên bố phạt mọi người ở bất cứ địa vị nào dám dùng tiền để mua bán chức thánh. Với tình phụ tử, Ngài cảnh cáo hoàng đế Henri IV về các lạm quyền của ông. Tức giận ông bắt cóc Đức Giáo hoàng đang khi Ngài làm lễ và tống giam vào ngục tối. Nhưng rồi dưới áp lực của dân Roma, ông phải thả Ngài ra. Đức giáo hoàng đã tha thứ cho ông. Tuy nhiên nhà vua vẫn ngoan cố. Năm 1076, ông triệu tập một số Giám mục rồi đặt Gnibert de Ravenna làm giáo hoàng. Đức Grêgôriô VII liền ra vạ tuyệt thông cho Henri IV. Hối hận và sợ các quan bất phục, Henri IV lo giữ ngôi bằng cách đến Canossa làm việc đền tội. Ngày 28 tháng giêng năm 1077, Đức giáo hoàng đã giải vạ cho ông.

Rồi một thời gian sau Henri IV lại trở mặt, ông cầm quân sang Roma bắt Đức Giáo hoàng. Nhưng Đức Grêgôriô đã kịp thời rút lui về Sôlerna và qua đời tại đây năm 1085. Trước khi qua đời Ngài đã nói:

– Ta yêu mến điều công chính và chê ghét sự gian tà nên mới phải chết ở chốn lưu đày này.

2. SỰ NGHIỆP

Sự nghiệp lớn lao nhất được lịch sử lưu lại là cuộc cải cách mang tên “Grêgôriô”

Đây là cuộc cải cách mang một ý nghĩa rất cao thượng.

+ Trước hết là cải tổ hàng giáo sĩ

Ngài quan niệm hàng giáo sĩ phải có một cương vị đặc biệt trên mọi phẩm trật của thế gian vì được hình thành bởi phép truyền chức thánh làm nên một cộng đoàn siêu nhiên với ấn tích do năng quyền Đấng Kế vị thánh Phr6rô trao ban. Chính vì thế mà hàng giáo sĩ phải sống xứng đáng với phận vụ thiêng liêng của mình. Ngoài ra Ngài còn nhiệt hành ủng hộ luật độc thân của giáo sĩ cũng như chống lại mọi hình thức buôn thần bán thánh.

Trong việc tuyển chọn các Giám mục, Ngài nỗ lực diệt trừ mọi can thiệp của bất cứ thế lực nào nhất là từ sự can thiệp của hoàng đế. Tuy công việc này không được thành công trong hoàn toàn nhưng chắc chắn việc này đã làm thay đổi thái độ của mọi người đối với Giáo hội sau này.

+ Công đồng Rôma 1074

Gregorius VII họp Công đồng Rôma năm 1074 chống việc mại thánh và xác định luật độc thân của hàng giáo sĩ. Ngài đã bãi chức mọi Giám mục, viện phụ hoặc giáo sĩ đã mua chức vụ của họ, cấm các giáo sĩ tà dâm thi hành các chức năng thánh và trao trọng trách cho các đặc sứ lo việc áp dụng các quyết định này. Nếu ai không tuân hành, Ngài sẽ dùng vạ tuyệt thông.

Quyết định của công đồng Roma l074 có nêu: Giáo sĩ mại thánh, mua bán chức thánh hay lên hàng giáo sĩ bằng tiền bạc, từ nay không được thi hành bất cứ chức vụ gì trong hội thánh. Kẻ nào mua Nhà thờ bằng tiền sẽ bị mất Nhà thờ đó, vì không được mua bán Nhà thờ. Kẻ nào phạm tội thông dâm, có tình nhân… Từ nay cấm không cho cử hành thánh lễ hay phục vụ bàn thờ dù là chức nhỏ. Chúng tôi quyết định rằng: dân chúng không được tham dự phụng tự của những kẻ khinh thường luật của chúng tôi – cũng là luật của các giáo phụ – để những kẻ không thể sửa đổi do tình thương Chúa, sẽ khiêm tốn hơn nhờ dư luận quần chúng.

+ Quyền tấn phong Giám mục

Thấy việc cải tổ chậm chạp, năm 1075 đức Gregorio VII tuyên bố bãi bỏ việc các ông hoàng trao nhẫn gậy, cấm các Giám mục nhậm chức do các vua và cấm truyền chức cho những kẻ đó.

Gregorius VII ra lệnh dứt phép thông công các giáo dân hoặc các giáo sĩ buôn bán các bổng lộc của Giáo hội.

Vài tuần sau, Gregorius VII công bố bản Dictatus Papae gồm 27 khoản biện minh cho việc trên, khẳng định quyền tối cao của Giáo hoàng trong toàn Giáo hội. Các đặc sứ được quyền miễn trừ đã tích cực ra vạ cho nhiều người. Trong số 27 mệnh đề của Dictatus Papae, một số câu:

  1. Chỉ có Giáo hoàng La Mã mới xứng đáng được coi là có quyền tuyệt đối.
  2. Chỉ ngài mới có thể phế truất hoặc xá tội cho các Giám mục.
  3. Ngài là người mọi ông hoàng phải hôn chân.
  4. Ngài có quyền cách chức các hoàng đế.
  5. Không có công đồng chung nếu không phải do được chính ngài triệu tập.
  6. Không ai có quyền thay đổi điều ngài phán quyết.
  7. Không ai được lên án một quyết định nào của Tòa thánh.
  8. Giáo hội La Mã chưa bao giờ sai lầm và như kinh thành đã chứng tỏ, sẽ không bao giờ có thể sai lầm.
  9. Người nào không đứng về cùng một phía với Giáo hội La Mã thì không được coi như người trong đạo Thiên chúa.

27.Giáo hoàng có quyền tháo lời thề trung thành cho thần dân với những ông hoàng bất xứng. (Internet)

Thánh Gregoriô hay là Hildebrand theo tên rửa tội, sinh khoảng năm 1028. Gia đình Ngài không thuộc dòng tộc quí phái và có thuộc gốc Do thái. Thấy con mình thông minh lại hiếu học, thân phụ thánh nhân gởi Ngài tới thụ huấn với người chú là Tu viện trưởng Đức Bà Maria ở Aventin, Hildebrand đã trở thành một tu sĩ dòng Bênêdictô.

Tuy nhiên khả năng đặc biệt của Ngài đã sớm kéo Ngài ra khỏi hàng rào tu viện để phục vụ tại giáo triều. Khi đắc cử giáo hoàng, trên đường về nhận chức, Đức Leo IX ghé qua Cluny và dẫn theo thày dòng trẻ tuổi Hildebrand để làm cố vấn cho mình. Đức giáo hoàng đã trao cho Ngài điều khiển tu viện thánh Phaolô và đặt làm hồng y. Đức giáo hoàng Leo IX là vị tiên khởi trong cuộc cải cách Grêgoriô, danh hiệu dựa vào khuôn mặt sáng giá nhất cuộc cải cách này, nhưng chính đức Leo là người khởi xướng.

Kể từ việc đề cử của Đức Leo IX Hildebrand đã có ảnh hưởng lớn lao trong nhiều triều đại liên tiếp. Khi được cử làm đặc sứ tại Pháp Đức Hồng y Hildebrand, đã chống lại nhiều tập tục xấu. Trong hội đồng họp ở Tour, Ngài đã buộc Berenger từ bỏ những lầm lạc của mình. Thế là chính Ngài đã giữ phần quyết định trong cuộc tranh luận về bí tích Thánh Thể giữa Lanfranc và Berenger. Ngài ủng hộ giáo thuyết về sự biến thể của Lanfranc nhưng cũng giảm bớt sức đối kháng để trình bày cách mầu nhiệm hơn.

Dưới ảnh hưởng của Đức hồng y Hildebrand, chức giáo hoàng ngày càng nghịch với hoàng đế hơn. Một liên minh hình thành với nhiều nhà cai trị ở miền nam nước Ý chống lại các Hoàng đế nhà Hohenstanen. Đức giáo hoàng nâng đỡ phong trào quần chúng chống lại hoàng đế ở Milanô nhưng tâm điểm đường lối chính trị của tòa thánh được diễn tả trong việc chọn lựa Đức Giáo hoàng, dành riêng cho hồng y đoàn. Nói cách khác, ảnh hưởng của hoàng để bị rút lại, nếu không nói là bị hủy bỏ. Năm 1073 dưới ảnh hưởng đã trở nên lớn mạnh, Đức Hồng y Hildebrand đắc cử giáo hoàng với hiệu Gregoriô VII.

Tình hình Giáo hội lúc này thật đáng buồn với nhiều thảm trạng đang diễn ra. Đích thân giáo hoàng thấy rõ những điều đó, sống khắc khổ như một thày dòng, Ngài đã sáng ngời như mặt trời chiếu dãi vào ngôi nhà Giáo hội. Đầy uy quyền trong lời nói và việc làm, Ngài đã nỗ lực tái lập kỷ lục truyền bá đức tin, diệt trừ các lỗi lầm. Nhất là Ngài được chống lại hoàng đế Henri IV nước Đức. Ông hoàng này ham mê khoái lạc và tham lam, đã dám bán quyền giám mục và các chức vụ trong Giáo hội cho những người bất xứng.

Năm 1075, Đức Gregoriô VII đã tuyên bố phạt mọi người ở bất cứ địa vị nào dám dùng tiền để mua bán chức thánh. Với tình phụ tử, Ngài cảnh cáo hoàng đế Henri IV và các lạm quyền của ông. Tức giận ông bắt cóc Đức Giáo hoàng đang khi Ngài làm lễ và giam ngục. Nhưng rồi dưới áp lực của dân Roma, ông phải thả Ngài ra. Đức giáo hoàng đã tha thứ cho ông. Tuy nhiên nhà vua vẫn ngoan cố. Năm 1076, ông triệu tập một số giám mục rồi đặt Gnibert de Ravenna làm giáo hoàng. Đức Gregoriô VII liền ra vạ tuyệt thông Henri IV. Hối hận và sợ các quan bất phục, Henri IV lo giữ ngôi bằng cách đến Canossa làm việc đền tội.

Ngày 28 tháng giêng năm 1077, Đức giáo hoàng giải vạ cho ông.

Một thời gian sau Henri IV lại trở mặt, ông cầm quân sang Roma để bắt Đức Giáo hoàng. Nhưng Đức Gregoriô đã kịp thời rút lui về Sôlerna và qua đời tại đây năm 1085. Trước khi qua đời Ngài đã nói: – Ta yêu mến điều công chính và chê ghét sự gian tà nên mới phải chết ở chốn lưu đày này.

Người ta đã nói tới cuộc cải cách thời Gregoriô. Phải nhận đinh rằng ý tưởng của Ngài rất cao thượng, Ngài quan niệm hàng giáo sĩ được đặt ra ngoài mọi người khác bởi phép truyền chức thánh làm thành một cộng đoàn siêu nhiên ấn định bởi quyền ban bí tích và được cai quản bởi đấng kế vị thánh Phêrô. Họ phải sống xứng đáng với phận vụ thiêng liêng, Ngài nhiệt hành ủng hộ luật độc thân của giáo sĩ và chống lại mọi thứ buôn thần bán thánh.

Ngài cũng nỗ lực diệt trừ mọi can thiệp vào việc chọn giám mục, nhất là sự can thiệp của hoàng đế. Dầu không thành công trong việc này, nhưng chắc chắn đã làm thay đổi thái độ của mọi người đối với Giáo hội.

Sau khi đã từ trần, lý tưởng canh tân Giáo hội của Ngài mới rõ rệt hơn, sắc bén hơn và tiến gần tới hiện thực hơn.

****************************

Ngày 25 tháng 5: Thánh Maria Mađalêna Pazzi

25/05/2023

 Tháng 5

Thánh Maria Mađalêna Pazzi 
(1566-1607)

1. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

Thánh Mary Magdalene thành Pazzi (hay Maria Magdalena de Pazzi; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1566 mất ngày 25 tháng 5 năm 1607) là một nữ tu dòng Cát Minh và sau này là một vị Thánh của Giáo Hội Công giáo.

Mary Magdalene sinh ra trong một gia đình quyền quý ở Florence của nước Ý. Vào thế kỷ 15, dòng họ Pazzi đã nắm giữ một quyền lực chính trị to lớn, cô được giáo dục tốt từ nhỏ và được biết đã cảm nhận sâu sắc sự hiện hữu của Chúa. Thực ra với địa vị và gia cảnh của mình, cô có thể lấy một người chồng và an hưởng cuộc đời nhàn hạ nhưng cô đã chọn con đường dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì.

Lúc 10 tuổi cô được rước lễ lần đầu và ngay sau đó một tháng cô có thề rằng sẽ giữ mình đồng trinh. Khi 16 tuổi, cô gia nhập đan viện Đức Mẹ Các Thiên Thần của Dòng Cát Minh ở Florence. Vào dòng, Catarina lấy tên là Maria Mađalêna, trong thời gian này cô đã chống lại những cám dỗ là kiên trì cầu nguyện, hãm mình, phục vụ tha nhân và sau đó bất ngờ bị lâm bệnh nặng, vào năm 1604 cô bị bệnh nhức đầu và tê bại phải nằm liệt giường nhưng hai tháng sau đó cô được qua khỏi như một phép lạ. Ðể giữ lại các điều đã chứng kiến, cha giải tội yêu cầu cô kể lại các điều được trải nghiệm để các nữ tu thư ký ghi chép lại và tập hợp thành sách.

Sau ba năm mang bệnh, cô qua đời ngày 25 tháng 5 năm 1607 khi 41 tuổi. Giáo Hoàng Urban VIII đã tôn phong cô lên bậc Chân Phước ngày 08 tháng 5 năm 1626 và Giáo Hoàng Clement IX đã đôn cô lên hàng hiển thánh vào ngày 28 tháng 4 năm 1669.

2. BÀI HỌC

Cuộc đời của thánh Maria Mađalêna Pazzi xem ra không có gì nổi bật đáng cho chúng ta phải đặc biệt lưu ý. Tuy nhiên nếu đọc thật kỹ chúng cũng thấy có một nét đặc biệt mà nhiều người thời nay không muốn chấp nhận đó là vấn đề đau khổ trong cuộc sống.

Đành rằng phần lớn nhân loại đã nhìn nhận đau khổ như là một thực tại trong cuộc sống và là một phần của kiếp sống nhân sinh. Thật vậy, hết mọi người, dù là nam hay nữ, sang hay hèn, có tôn giáo hay không có tôn giáo, ở địa vị cao hay thấp, đều phải nếm mùi đau khổ. Thấu hiểu kiếp người là vậy nên Đức Phật đã phải thốt lên rằng “Đời là bể khổ!”

CLAUDEL đã viết rất hay: “Thiên Chúa không đến để hủy bỏ sự đau khổ. Người cũng không đến để giải thích về đau khổ. Nhưng Người đến để làm cho đau khổ có ý nghĩa bằng sự hiện diện của Người.”

Sự cao quý tột độ của Kitô giáo là: không tìm phương thuốc siêu nhiên để chống lại đau khổ, nhưng tìm phương cách siêu nhiên để sử dụng đau khổ. (SLMONE WELL)

Khi được Thánh Giá trồng vào, trái tim sẽ dạy cho chúng ta biết rằng: Mọi lý lẽ của lý trí không có giá trị bao nhiêu trước những lý lẽ của con tim. (M. DELBRÊL)

Người ta không chỉ cầu nguyện để tránh khỏi sự khổ cực, nhưng đúng hơn, để chấp nhận đau khổ một cách can đảm hơn. Nếu biết được giá trị của đau khổ, có lẽ người ta sẽ chắp tay quỳ gối xin Chúa ban sự đau khổ. (F. ANDRÉ)

Cách đây 40 năm, một nhà truyền giáo đến thăm viếng một nơi tại New Zealand được gọi là Kuripapanga.

Ngày kia, một người phụ nữ Maori lái xe bò đưa đứa con trai bị bệnh của bà đến bệnh viện ở cách ngôi nhà trọ của bà 40 dặm. Khi vừa mới đi được một quãng đường, bà ấy liền vội vàng quay trở lại nhà, bởi vì người ta phát hiện ra là con trai của bà đã tắt thở. Người phụ nữ này quá sức đau khổ, đến nỗi không ai có thể khuyên can bà chịu rời bỏ xác của con trai bà được. Chẳng bao lâu sau, nhà truyền giáo đi tới đó, và được nghe kể lại về người phụ nữ trên. Nhà truyền giáo đi tới chiếc xe bò và hầu như ngay tức khắc người phụ nữ đó liền xuống khỏi xe và lặng lẽ đến ngồi nói chuyện với nhà truyền giáo một lúc, rồi sau đó, bà lại lên xe bò , tự cầm cương và lái xe ra đi với đôi mắt khô ráo, nét mặt bình thản và thư giãn.

Người ta hỏi nhà truyền giáo :

– Bằng cách nào mà ông có khả năng làm cho người phụ nữ đó chịu buông xác đứa con trai đã chết của bà ấy?.

Nhà truyền giáo kể lại là chỉ cần hỏi người mẹ đau khổ đó rằng :

– Chị có biết Đức Giêsu không ?.

Người mẹ đau khổ đó liền nhìn vào nét mặt của nhà truyền giáo, mỉm cười và được trấn an ngay tức khắc.

Chính sức mạnh của Danh Thánh Chúa đã an ủi tâm hồn người phụ nữ đó.

Sau này, bà ấy đã nói danh thánh Chúa Giêsu và về sự ngọt ngào của Danh Thánh như thế này:

– Nhân danh Đức Giêsu.

Trường hợp của thánh nữ Maria có hơn khác: Sau một cơn bệnh xâu xé Ngài, có nữ tu hỏi thánh nữ xem bí mật nào đã giúp Ngài nhẫn nại chịu đựng như vậy, Ngài chỉ vào cây thánh giá và trả lời:

– Hãy xem điều Chúa Giêsu đã làm để cứu chuộc tôi. Những ai nhớ tới những đau khổ của Chúa Giêsu và dâng những đau khổ của mình cho Thiên Chúa, họ sẽ chỉ còn thấy êm ái đối với những gì mình phải chịu mà thôi.

Xin được kết thúc bằng lời kinh của Cha Gaston Courtois một nhà tu đức học nổi tiếng của nước Pháp:

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã kinh nghiệm thế nào về đau khổ, xin thương xót những tâm hồn bị tổn thương và những hình hài bị đau khổ giày vò. Xin Chúa hãy là sự an bình và niềm vui của chúng con. Xin giúp chúng con khám phá ra kho tàng ẩn kín trong sự đau khổ của người kitô hữu.

Chớ gì ý tưởng “Chúa đã chịu đau khổ vì chúng con”, giúp chúng con chấp nhận đau khổ cách can đảm hơn, và biến đổi mọi đau khổ của chúng con thành dụng cụ phục vụ tha nhân và đem ơn cứu độ đến cho trần gian. Với một tình thương muốn trải dài khắp trái đất, chúng con xin dâng lên Chúa những đau khổ ngày nay của cả loài người. Xin Chúa biến đổi những đau khổ ấy thành hồng ân của Tình yêu và Cứu độ cho tất cả mọi người. Amen.

Thánh Maria Madalena Pazzi sinh năm 1566 tại Florence. Khi rửa tội Ngài được đặt tên là Catarina. Ngay từ nhỏ, Ngài đã ham thích cầu nguyện và làm việc lành. Muốn cho Ngài vui thích, cứ việc đọc cho Ngài nghe truyện các thánh hay là dẫn Ngài tới nhà thờ.

Lên 7 tuổi lòng thương người của Ngài đã tiến xa tới độ nhịn ăn để giúp đỡ người nghèo. Có dịp về miền quê, niềm vui chính của Ngài là tập họp trẻ em lại để dạy giáo lý cho chúng. Một lần kia, khi mới bắt dầu dạy đạo cho một em bé con một nông dân, thì Ngài phải báo cho biết là phải trở về Florence. Ngài đã buồn rầu đến độ không cầm được nước mắt, Cha Ngài chỉ có thể an ủi Ngài bằng cách dẫn em bé ấy về để dạy cho xong.

Thánh nữ có lòng sùng kính phép Thánh thể một cách đặc biệt. Lên 10 tuổi, tức là năm 1576, Ngài được rước lễ lầ đầu. Dịp này, Ngài đã khấn dâng mình trọn vẹn cho Chúa. Năm 13 tuổi Ngài còn tự ý làm một mão gai để đội đầu mỗi khi đi ngủ để cảm thông với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô.

Đến 16 tuổi, Catarina đã ao ước được gia nhập dòng Carmêlô. Sau một thời gian luỡng lự, cuối cùng cha mẹ Ngài đã chấp nhận, Catarina vào dòng ngày 14 tháng 8 năm 1582 và ngay 30 tháng giêng năm 1583, được mặc áo dòng với danh hiệu Maria Madalena. Cuộc đời Ngài là một phép lạ liên tục. Một cơn bệnh xâu xé Ngài. Có nữ tu hỏi thánh nữ xem bí mật nào đã giúp Ngài nhẫn nại chịu đựng như vậy, chỉ vào cây thánh giá Ngài trả lời: – Hãy xem điều Chúa Giêsu đã làm để cứu chuộc tôi. Những ai nhớ tới những đau khổ của Chúa Giêsu và dâng những đau khổ của mình lên Thiên Chúa, họ chỉ còn thấy êm ái đối với những gì mình phải chịu mà thôi.

Đau đớn vì bệnh hoạn, thánh nữ lại hay xuất thần. Những yếu tố ấy đều góp phần xây dựng đời sống thánh thiện của Ngài. Dù suốt năm năm liền kể từ tháng 6 năm 1585, Ngài đã phải trải qua một cuộc thử thách dữ dằn, Thiên Chúa cho Ngài thấy sự dữ đang diễn ra trong Giáo hội, những xúc phạm do hàng giáo sĩ và do các giám mục gây nên. Các tu sĩ trong cộng đoàn vấp phạm vì những khuyến cáo Ngài trình lên Đức gíao hoàng và các đức giám mục để thực hiện cuộc canh tân. Sự nghi ngờ của họ trở thành sự khinh bỉ, khi thánh nữ chịu cơn thử thách khủng khiếp này, là thấy mình bị Thiên Chúa bỏ rơi. Thêm vào đó, Ngài còn bị cám dỗ trở nên kiêu căng thất vọng.

Dầu vậy, ý chí của Ngài bám chặt vào Chúa không ngơi, Ngài chỉ còn biết rên rỉ: – Tôi không hiểu mình có còn trí khôn nữa không. Tôi không thấy mình còn có gì đáng kể ngoài một chút thiện chí là không bao giờ dám xúc phạm đến Thiên Chúa.

Nhưng nhìn lên thánh giá Ngài thêm phấn khởi: – Đừng chết, nhưng chớ gì được chịu đau khổ mãi.

Bị cám dỗ quá, Ngài gieo mình vào bụi gai, bình thường Ngài hãm mình kinh khủng và thường mặc áo nhặm.

Năm năm bão tố trôi qua nhằm lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống trong khi hát kinh tạ ơn, Maria Madalena đã bỗng xuất thần và thưa với bề trên trong niềm vui mừng: – Bão tố qua rồi, xin hãy giúp con cảm tạ Chúa tạo thành khả ái.

Từ đây Ngài chỉ còn ước muốn vô cùng là được làm việc để tôn vinh Chúa và mưu ích cho các linh hồn. Ngài luôn tìm kết hiệp với thánh ý Chúa. Thánh Thần đọc cho Ngài những ý tưởng thâm sâu và hai chị thơ ký đã ghi thành một pho sách được các người nhân đức và thông thái ở Ý chuẩn nhận.

Với nhiệt tình, Ngài đã nguyện hy sinh không muốn biết đến một sự dịu ngọt nào nữa. Khi làm phó bề trên, Ngài bị tật bệnh dày vò lại còn mất ơn an ủi, cha linh hướng tìm cách an ủi, nhưng Ngài nói: – Không, đó không phải là thứ an ủi con tìm kiếm. Con chỉ ước mong được đau khổ đến lúc cuối đời. Khi sắp từ trần thánh nữ nói:

– Tôi sắp từ giã mà không hiểu tại sao một thụ tạo lại quyết tâm phạm tội chống lại Chúa tạo thành được.

Với các nữ tu vây quanh, Ngài nói những lời sau cùng: – Tôi sắp từ giã các chị để đi vào vĩnh cửu, tôi xin các chị như là một ân huệ cuối cùng là chỉ yêu mến một mình Chúa, đăt trọn niềm hy vọng nơi Ngài và chịu đựng tất cả vì tình yêu Ngài.

Thánh nữ từ trần ngày 25 tháng 5 năm 1607. Thân xác Ngài vẫn còn nguyên vẹn cho tới ngày nay.

(daminhvn.net)

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: